Thác bản bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh của Viễn Đông Bác cổ Pháp trước 1945
Lời thưa: Tháng
hai năm Bính Thân, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ bảy (1116), vua Lý
Nhân Tông đi tuần Phương Nam, về Làng Duy Tinh là lỵ sở Châu Ái. Sau
khi vua hồi cung, để phúc đáp ơn vua và chúc quốc vận trường tồn; Thông
phán Chu công, người trị nhậm địa hạt Trấn Thanh Hóa, liền triệu tập bô
lão trong làng Duy Tinh và các thuộc lại trong Trấn, quyết định trùng tu
xây dựng lại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh. Dân làng Duy Tinh đã hăng hái
tham gia đóng góp sức người, sức của cho việc xây lại chùa và làm bia.
Sau hai năm trùng tu xây dựng, công trình đã hoàn thành.
Tấm bia dựng ngày 18 tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ chín (1118).
Bia cao 2,02 m, rộng 1,22 m trang trí đẹp, kiểu dây leo và rồng xoắn đời Lý. Bài Văn bia tựa đề là Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh do Thông thiền Hải chiếu đại sư, tứ tử thích PHÁP BẢO soạn lời.
Trải
qua gần một ngàn năm, tấm bia đã bị phong sương làm mờ hết chữ, nhất là
trong hai cuộc kháng chiến, bom đạn của Pháp và Mỹ đã làm sứt vỡ nhiều
chỗ. Nhà chùa cũng như dân làng và phật tử không an lòng khi nhìn tấm
bia như vậy. Ni sư trụ trì Thích Đàm Tâm với tấm lòng Phật lượng, lại
được sự hằng tâm hằng sản của dân làng và thiện nam tín nữ khắp nơi công
đức tiền của, phục chế bia.
Được
sự giúp đỡ tận tình của Ban Văn Học Lý - Trần thuộc Viện Văn Học Việt
Nam, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng cộng sự, đã thiết kế và tham gia chỉ
đạo quá trình triển khai công trình.
Ngày 1 - 8 - 2013 chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh tổ chức Lễ khánh thành phục chế bia
Bài Văn bia đã được in trong Tập 1 cuốn Thơ Văn Lý Trần (Trang 368) xuất bản lần đầu năm 1977 của Nhà Xuất Bản KHXH
Chúng
tôi giới thiệu Nội dung bài văn bia gồm cả ba phần: chữ Hán, Phiên âm,
Dịch nghĩa để bạn đọc có điều kiện tìm hiểu về một Văn bia thời Lý, tại
Làng cổ Duy tinh.
Blogger Làng cổ Duy Tinh