Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Bia TRÙNG TU PHƯỢNG HOÀNG THỊ KIỀU BI



Phần Thứ Ba
Nội dung Văn bia: "Trùng tu Phượng Hoàng Thị Kiều bi"



B - Mặt sau bia:
Phần chữ Hán:
施本府市牛市爲三寳市

世宗毅皇帝明妃老皇皇太后阮氏明原惟精惟壹等社本府巿牛市在惟壹惟精社籃頟再有令進施弎寳市壹興功德(寄與顯考太傅崇國公阮廷參廣毅府君,顯妣夫人慈思,顯妣皇妙阮氏明宝惠仁)壹信施政大尚棃泰(福源候字道東山縣石)南香寺嗣祖國師僧統知僧錄院尚棃僊訓僧杜圓禮妣武妙甘。
棃黄部候惟精社阮楼夫人賴氏玉文克綏(中部枝籍吏司部中桂崇子惟壹社)妻阮氏澤得壽阮模(布衞社)楊壽高妻棃氏松棃明福(断事司領藍山鄉廣施社)妻武指棃文依張氏外楊曰捘(縣丞惟精社)妻杜氏謐阮文賢(惟精社)妻阮氏棃慶仝陳有道(惟精社)妻武氏鄰信施阮氏探(惟精社)通正使司嗣通正義州候夫人宋氏儞錦衣衛署事(夫人阮氏蘭)扶女杜氏清(惟壹社)棃氏緣阮氏休阮氏宝惏(惟壹社)
惟壹惟精等社本府市金銀坊進施錢弎拾貫阮福陀张有德妻棃氏緣長坊杜漢(署衛事富義候)夫人棃氏好金當該杜焉夫人杜氏揚今當該社夫人武氏文長坊陳文富妻棃氏探何有貴妻阮氏羅棃有月(提吏文富男)妻陳氏裎武嚴妻棃氏陳文智妻吳氏芳棃克穰妻杜氏輝武峩妻何氏署枚妻棃氏宜棃克治妻揚氏政何有聞妻陳氏女陳文才妻何氏营陽文儒妻氏春吳文綠妻杜氏梁阮潤妻阮氏緣阮曰德妻武氏桃吳正通妻阮氏壬武妻杜氏貴吳文達妻武氏弎陳文嵬妻梁氏射吳貴(何中府勸農司使)妻阮氏女男子吳貴德棃克焉妻棃氏鉢阮鶴枚妻揚氏焉棃明澤阮德現妻杜氏畝枚春午妻阮氏元内府衙阮伯喬棃茂村阮文教黄有緣棃德秋妻枚氏内侍女武氏容武氏探黄氏畝阮文賢妻吳氏臺棃志種妻棃氏願范廣妻阮氏楊阮如蘭妻棃氏芳阮玉壽。
各府縣總社:
毅院副阮世賢黄氏泰棃氏宜長府棃克彊(安志惟精社)沙府棃克才妻棃氏幼棃文通杜文波陳伯皐吳弎公(字得福威虎社)吳文德阮必左喬有恒范廷仕范廷秀午文寬喬維孟阮文笑阮文欺鄭子安黄五帯阮文林黄文功丁有財棃文禮阮文眼棃貪丁有禮阮子康羅鄭德黄仁智潘朝黄玉聞丁有名鄭汝漢棃克階棃氏玉蘭黄必賢陳氏低陳克讓陳德良鄭汝豊阮氏蓮阮文延阮氏德阮必阮有位鄭茂賞阮仁記喬氏午棃光殿阮精范文澡武氏供丁克金棃氏渚棃氏泰。
住持崇嚴延聖寺有功德:
范妙光丁文良枚氏桂杜氏緣高仁忠阮文勝維文明鄭文蹿棃时中麥艇高麥艇禰田氏主阮措阮宏詞阮清尹寺。
天運丁卯年夏節穀日。

Phiên âm:

THI BẢN PHỦ THỊ NGƯU THỊ VI TAM BẢO THỊ

Thế tông nghị Hoàng đế minh phi lão Hoàng Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Minh Thụy, nguyên Duy tinh Duy Nhất đẳng xã, bản phủ thị ngưu thị tại Duy Nhất Duy Tinh xã Lam ngạch, tái hữu lệnh tiến thi Tam Bảo thị, nhất hưng công đức.
Dữ hiển khảo Thái phó Sùng quốc công Nguyễn Đình Sâm, thụy Quảng Nghị phủ quân. Hiển tỷ phu nhân thụy Từ Tư, Hiển tỷ Hoàng Diệu Nguyễn Thị Minh Bảo thụy Huệ Nhân.
Nhất tín thi chính đại Hòa thượng Lê Thái Hòa (Phúc nguyên hầu, tự Đạo khác, Đông Sơn huyện, Thạch Dao xã)
Nam hương tự, tự tổ quốc sư tăng thống tri tăng lục viện hòa thượng Lê Tiên Huấn, tăng Đỗ Viên Lễ tỷ Võ Diệu Cam, Lê Hoàng bộ hầu Duy tinh xã Nguyễn Lâu phu nhân Lại Thị Ngọc.
Văn Khắc Tuy (Trung bộ chi tịch lại tư bộ trung quế sùng tử Duy Nhất xã) thê Nguyễn Thị Trạch đắc thọ Nguyễn Mô (Bố Vệ xã) Dương Thọ Cao thê Lê Thị Tùng. Lê Minh phúc (Đoán sự ty lĩnh Lam Sơn hương, Quảng Thi xã) thê Võ Chỉ, Lê Văn Y Trương Thị Ngoại, Dương Viết Tuấn (huyện thừa Duy Tinh xã) thê Đỗ Thị Mịch, Nguyễn Văn Hiền (Duy Tinh xã) the Nguyễn Thị Túy, Lê Khánh Đồng, Trần Hữu Đạo (Duy Tinh xã) thê Võ Thị Lân. Tín thí Nguyễn Thị Thám (Duy Tinh xã).
Thông chính sứ ty tự thông chính nghĩa châu hầu phu nhân Tống Thị Nhĩ cẩm y vệ thự sự phu nhân Nguyễn Thị Lan, phù nữ Đỗ Thị Thanh (Duy Nhất xã) Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Hưu, Nguyễn Thị Bảo Lâm (Duy Nhất xã).
Duy Nhất Duy Tinh đẳng xã bản phủ thị kim ngân phường tiến thi tiền tam thập quan. Nguyễn Phúc Đà, Trương Hữu Đức thê Lê Thị Duyên, Trưởng phường Đỗ Hán (Thự vệ sự, phú nghĩa hầu) phu nhân Lê Thị Hảo. Kim đương cai Đỗ Yên phu nhân kim đương cai Đỗ Thị Đương, kim đương cai Đỗ phu nhân Võ Thị Văn. Trưởng phường Trần Văn Phú thê Lê Thị Thám, Hà Hữu Quý thê Nguyễn Thị La, Lê Hữu Nguyệt (Đề lại Văn Phú Nam) thê Trần Thị Trình, Vũ Nghiêm thê Lê Thị, Trần Văn Trí thê Ngô Thị Phương, Lê Khắc Nhương thê Đỗ Thị Huy, Võ Nga thê Hà Thị Thự, Mai Độ thê Lê Thị Nghi, Lê Khắc Trị thê Dương Thị Chính, Hà Hữu Văn thê Trần Thị Nữ, Trần Văn Tài thê Hà Thị Dinh, Dương Văn Nho thê Thị Xuân, Ngô Văn Lục thê Đỗ Thị Lương, Nguyễn Nhuận thê Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Viết Đức thê Võ Thị Đào, Ngô Chính Thông thê Nguyễn Thị Nhâm, Võ Hòa thê Đỗ Thị Quý, Ngô Văn Đạt thê Võ Thị Tam, Trần Văn Ngôi thê Lương Thị Xạ, Ngô Quý Hòa (Hà Trung phủ, khuyến nông ty sứ) thê Nguyễn Thị Nữ, nam tử Ngô Quý Đức; Lê Khắc Yên thê Lê Thị Bát, Nguyễn Hạc Mai thê Dương Thị Yên, Lê Minh Trạch, Nguyễn Đức Hiện thê Đỗ Mẫu, Mai Xuân Ngọ, thê Nguyễn Thị Nguyên. Nội phủ nha Nguyễn Bá Kiều, Lê Mậu Thôn, Nguyễn Văn Giáo, Hoàng Hữu Duyên, Lê Đức Thu thê Mai Thị Hòa. Nội thị nữ Võ Thị Dung, Võ Thị Thám, Hoàng Thị Mẫu; Nguyễn Văn Hiền thê Ngô Thị Đài, Lê Chí Chủng thê Thị Nguyện, Phạm Quảng thê Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Như Lan thê Lê Thị Phương, Nguyễn Ngọc Thọ.
Các Phủ Huyện Tổng Xã:
Nghị viện phó Nguyễn Thế Hiền, Hoàng Thị Thái, Lê Thị Nghi,Trưởng phủ Lê Khắc Cương (an chí Duy Tinh xã), Sa phủ Lê Khắc Tài thê Lê Thị Ấu, Lê Văn Thông, Đỗ Văn Ba,, Trần Bá Cao, Ngô Tam Công (tự Đắc Phúc, Uy Hổ xã) Ngô Văn Đức, Nguyễn Tất Tả, Kiều Hữu Hằng, Phạm Đình Sĩ, Phạm Đình Tú, Ngọ Văn Khoan, Kiều Duy Mạnh, Nguyễn Văn Tiếu, Nguyễn Văn Khi, Trịnh Tử An, Hoàng Ngũ Đới, Nguyễn Văn Lâm, Hoàng Văn Công, Đinh Hữu Tài, Lê Văn Lễ, Nguyễn Văn Nhãn, Lê Tham, Đinh Hữu Lễ, Nguyễn Tử Khang, La Thiếp, Trịnh Đức, Hoàng Nhân Trí, Phan Triều, Hoàng Ngọc Văn, Đinh Hữu Danh, Trịnh Nhữ Hán, Lê Khắc Giai, Lê Thị Ngọc Lan, Hoàng Tất Hiền, Trần Thị Đê, Trần Khắc Nhượng,Trần Đức Lương, Trịnh Nhữ Phong, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Diên, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Tất Tán, Nguyễn Hữu Vị, Trịnh Mậu Thưởng, Nguyễn Nhân Ký, Kiều Thị Ngọ, Lê Quang Điện, Nguyễn Tinh, Phạm Văn Táo, Võ Thị Cung, Đinh Khắc Kim, Lê Thị Chủ, Lê Thị Thái.
Trụ trì Sùng Nghiêm Diên Thánh tự, hữu công đức:
Phạm Diệu Quang, Đinh Văn Lương, Mai Thị Quế, Đỗ Thị Duyên, Cao Nhân Trung, Nguyễn Văn Thắng, Duy Văn Minh, Trịnh Văn Thoan, Lê Thời Trung, Mạch Đỉnh Cao, Mạch Đỉnh Nhĩ, Điền Thị Chủ, Nguyễn Thố, Nguyễn Hoành Từ, Nguyễn Thanh, Doãn Tự.
Thiên vận Đinh Mão niên hạ tiết cốc nhật.

Bản dịch

Chợ Phủ - chợ Trâu Bò nay đổi thành chợ Tam Bảo.

Thế Tông nghị Hoàng đế, có bà cụ nội là minh phi lão Hoàng Hoàng Thái Hậu tên Nguyễn Thị Minh Thụy, nguyên ở làng Duy Tinh, Duy Nhất. Bản phủ có chợ trâu bò được lệnh sửa lại thành chợ Tam Bảo, nên nhân dân có công đức như sau:
Cùng với bố đẻ là quan Thái Phó sùng quốc công Nguyễn Đình Sâm tên thụy là Quảng Nghị phủ quân, vợ là bà Từ Tư, chị là bà Hoàng diệu Nguyễn Thị Minh Bảo, thụy là Huệ Nhân. Một vị hòa thượng là Lê Thái Hòa phúc nguyên hầu tự Đạo Khác, huyện Đông Sơn xã Thạch Giao chùa Nam Hương tổ quốc sư. Tăng thống tri tăng lục viện hòa thượng là Lê Tiên Huấn, tăng là Đỗ Viên Lễ chị là Võ Diệu Cam. Lê Hoàng bộ hầu xã Duy Tinh. Nguyễn Lâu vợ là Lại Thị Ngọc, Văn Khắc Tuy trung bộ kỷ tịch lại ty bộ trung quế sùng tử xã Duy Nhất vợ là Nguyễn Thị Trạch đắc thọ?. Nguyễn Mô (xã Bố Vệ) Dương Thọ Cao vợ là Lê Thị Tùng, Lê Minh Phúc (đoán sự ty xã Quảng Thi, hương Lam Sơn) vợ là Võ Thị Chỉ, Lê Văn Y, Trương Thị Ngoại, Dương Tiết Tuấn huyện thừa xã Duy Tinh vợ là Đỗ Thị Thụy, Nguyễn Văn Hiền xã Duy Tinh vợ là Nguyễn Thị Túy, Lê Khánh Đồng, Trần Hữu Đạo (xã Duy Tinh) vợ là Lê Thị Lân, tín thí là Nguyễn Thị Thám (xã Duy Tinh) Thông chính sứ ty tự Thông Chính, nghĩa Chân Hầu vợ là Tống Thị Nhĩ, Cẩm y vệ thự sự vợ là Nguyễn Thị Lan, phù nữ Đỗ Thị Thanh (xã Duy Nhất), Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Hưu, Nguyễn Thị Bảo Lâm (xã Duy Nhất).
Phường vàng bạc ở Chợ Phủ Duy Tinh Duy Nhất hai xã cung tiến để làm cầu mở dựng chợ là ba mươi quan tiền. Nguyễn Phúc Đà, Trương Hữu Đức vợ là Lê Thị Duyên, Trưởng phường là Đỗ Hán (Thự vệ sự phú nghĩa hầu) vợ là Lê Thị Hảo, xã đương cai? Yên phu nhân vợ là Đỗ Thị Đương, đương cai xã vợ là Võ Thị Văn. Trưởng phường là Trần Văn Phú vợ là Lê Thị Thám, Hà Hữu Quý vợ là Nguyễn Thị La, Lê Hữu Nguyệt (đề lại văn phú nam) vợ là Lê Thị Trình, Võ Nghiêm vợ là Lê Thị, Trần Văn Trí vợ là Lê Thị Phương, Lê Khắc Nhượng vợ là Đỗ Thị Huy, Võ Nga vợ là Hà Thị Thứ, Mai Biển vợ là Lê Thị Nghi, Lê Khắc Tri vợ là Dương Thị Chính, Hà Hữu Văn vợ là Lê Thị Nữ, Trần Văn Tài vợ là Hà Thị Dinh, Dương Văn Nho vợ là ? Thị Xuân, Ngô Văn Lục vợ là Đỗ Thị Lương, Nguyễn Nhuận vợ là Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Viết Đức vợ là Võ Thị Đào, Ngô Chính Thông vợ là Nguyễn Thị Nhâm, Võ Hòa vợ là Đỗ Thị Quý, Ngô Văn Đạt vợ là Võ Thị Tam, Trần Văn Ngôi vợ là Lương Thị Xạ, Ngô Quý Hòa (phủ Hà Trung khuyến nông ty sứ) vợ là Nguyễn Thị Nữ con trai là Ngô Quý Đức, Ngô Khắc Yên vợ là Lê Thị Bát, Nguyễn Hạc Mai vợ là Dương Thị Yên, Lê Minh Trạch, Nguyễn Đức Hiện vợ là Đỗ Thị Mẫu, Mai Xuân Ngưu vợ là Nguyễn Thị Nguyên. Phủ nội nha Nguyễn Bá Cầm, Lê Mậu Tài, Nguyễn Văn Giáo, Hoàng Hữu Duyên. Lê Đức Thu vợ là Mai Thị Hòa. Nội thị Võ Thị Dung, Võ Văn Thám vợ là Hoàng Thị Mẫu. Nguyễn Văn Hiền vợ là Ngô Thị Đài. Lê Chí Chủng vợ là Lê Thị Nguyện. Phạm Quảng vợ là Nguyễn Thị Dương. Nguyễn Như Lan vợ là Lê Thị Phương. Nguyễn Ngọc Thọ.
Các Phủ Huyện Tổng Xã:
Nghị viện phó Nguyễn Thế Hiền. Hoàng Thị Thái. Lê Thị Nghi. Trưởng phủ Lê Khắc Cường (an chí xã Duy Tinh). Sa phủ Lê Khắc Tài vợ là Lê Thị Ấn. Lê Văn Thông, Đỗ Văn Ba, Trần Bá Cao, Ngô Tam Công (tự là Đắc Phúc xã Uy Hổ) . Ngô Văn Đức, Nguyễn Tất Tả, Kiều Hữu Hằng, Phạm Đình Sĩ, Phạm Đình Tú, Ngọ Văn Khoan, Kiều Duy Mạnh, Nguyễn Văn Tiếu, Nguyễn Văn Khi, Trịnh Tử An, Hoàng Ngũ Đới, Nguyễn Văn Lâm, Hoàng Văn Công, Đinh Hữu Tài, Lê Văn Lễ, Nguyễn Văn Nhãn, Lê Tham, Đinh Hữu Lễ, Nguyễn Tử Khang, La Thiếp, Trịnh Đức, Hoàng Nhân Trí, Phan Triều, Hoàng Ngọc Văn, Đinh Hữu Danh, Trịnh Nhữ Hán, Lê Khắc Giai, Lê Thị Ngọc Lan, Hoàng Tất Hiền, Trần Thị Đê, Trần Khắc Nhương, Trần Đức Lương, Trịnh Nhữ Phong, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Diên, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Tất Tán, Nguyễn Hữu Vi, Trịnh Mậu Thưởng, Nguyễn Nhân Ký, Kiều Thị Ngọ, Lê Quang Điện, Nguyễn Tịnh, Phạm Văn Tháo, Võ Thị Cung, Đinh Khắc Kim, Lê Thị Chữ, Lê Thị Thái.
Trụ trì chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh có công đức là:
Phạm Diệu Quang, Đinh Văn Lương, Mai Thị Quế, Đỗ Thị Duyên, Cao Nhân Trung, Nguyễn Văn Thắng, Duy Văn Minh, Trịnh Văn Thoan, Lê Thị Trung, Mạch Đỉnh Cao, Mạch Đỉnh Nhĩ, Điền Thị Chủ, Nguyễn Thố, Nguyễn Hoành Từ, Nguyễn Thanh, Doãn Tự.
Thiên vận năm Đinh Mão tiết mùa hạ, ngày tốt!

                                                   Cụ Lê Văn Uông dịch năm 1995

Chợ Phủ ngày xưa ban đầu quy mô còn nhỏ, chỉ là chợ trâu bò.
Văn bia Phượng Hoàng ghi như sau: "Bản phủ có chợ trâu bò được lệnh sửa lại thành chợ Tam Bảo".
Vào thời Lê trung hưng – tức là thời vua Lê chúa Trịnh – bà cố nội của vua Lê Kính Tông là lão Hoàng Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Minh Thụy người hương Lam Sơn, đã phát tâm thánh phật, cho trùng tu xây dựng lại cầu và chợ.
Công trình được khởi công vào ngày 12 tháng 7 Ất Mão (6/8/1615), là năm Hoằng Định thứ 15.
Sau khi hoàn thành đặt tên là cầu Phượng Hoàngchợ Tam Bảo.
Cầu Phượng Hoàng làm bằng đá xanh núi Nhồi, mặt cầu là những phiến đá lớn với đường viền chạm hoa văn tinh xảo. 


Gần bốn trăm năm, cây cầu là nút giao thông quan trọng của hai huyện và trong tỉnh. Mãi sau năm 1975, khi cầu xuống cấp mới làm lại như ngày nay.
Bà Hoàng Thái Hậu còn cho xây đình chợ, đình ba xã, đình thờ nơi thờ các vị thánh thần. Hàng năm Xuân Thu nhị kỳ đều tổ chức tế lễ linh đình.
Chợ Tam Bảo sau khi trùng tu, ngày càng sầm uất đông đúc lắm, nhất là các ngày Rằm, Ba mươi và dịp Tết, người các nơi đổ về đông nghịt, ngồi họp cả trên đường cái quan, đi lại phải len chân, thích cánh.
Một tháng có sáu phiên chính, họp vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 hàng tháng. Đây là chợ trung tâm của Phủ huyện, nên mới có câu:
Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên Châu Trần
Biết bao đôi, nên duyên chồng vợ qua những lần gặp nhau ở chợ.
Chợ cạnh phủ huyện lại ở bên sông, trên bến dưới thuyền bán buôn tấp nập. Hàng hóa đủ loại, có Hàng Bè bán luồng nứa gỗ. Thuyền bè trên sông đông đúc, có thuyền chở cát, chở than, chở chum vại, cối đá, đá tảng…cập bến vào ra tấp nập.
Trong chợ có đình chợ, đình ba xã bán vải và tơ lụa. Điều này được ghi lại trên văn bia như sau:
Là nơi khách bốn phương qua lại, của cải hàng hóa buôn bán trao đổi, thật là nơi đến đã lớn, nơi về lại to, là nơi đại đô hội của đất Thang Mộc vậy”.
Ngoài 6 phiên chính, hàng ngày chợ còn họp vào buổi chiều gọi là chợ Hôm, chủ yếu bán lương thực, thực phẩm. Nhiều nhất là cá biển, do đàn ông chạy cá dổi từ Diêm Phố về chợ cho mẹ và vợ bán.
Tên chợ Tam Bảo rất hay và nhiều ý nghĩa, nhưng nhân dân vẫn quen gọi một cách dân dã vì ở gần Phủ huyện nên gọi là Chợ Phủ.
Chợ Phủ ngày nay, họp vào buổi sáng tất cả các ngày trong tháng, không còn phiên chợ Hôm như xưa. Chợ có quy mô nhà lán xi măng sắt thép, vững bền hơn; nhưng phạm vi thu hẹp lại nhiều, vì chia đất cho dân làm nhà ở. Dấu vết của một phiên chợ quê không còn nữa.

                                                                             Nguyễn Quý Phong


 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét