Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TANG LỄ

                                     
  Phần thứ 2

Chương Thứ Hai (a)
----------------

NHỮNG VIỆC TRONG TANG LỄ

Trong Tang lễ, quan trọng nhất là Tang lễ Cha Mẹ. Nhân dân ta luôn quan niệm: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn - Việc chết như việc sống, việc mất như việc còn”. Bởi vậy dù khó khăn đến đâu, khi lâm sự ai cũng cố gắng hết mức, để lo việc hậu sự cho Cha Mẹ được chu đáo vẹn toàn. Thể hiện tấm lòng báo hiếu được trọn vẹn của con cháu.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TANG LỄ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TANG LỄ

                          Phần thứ nhất



Lời thưa


Chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả xa gần: Trao đổi, yêu cầu tư vấn, bổ sung… sau khi xem cuốn «Những điều cần biết về Tang Lễ» trên trang Website này. Chúng tôi xin được bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và quý mến tới độc giả.
Đáp ứng yêu cầu của độc giả, lần này chúng tôi giới thiệu lại tài liệu này trên tinh thần tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung và làm rõ thêm một số nội dung cụ thể. Hiện nay việc hỏa táng đã được chấp nhận phổ biến ở thành thị, chiều hướng ở nông thôn đang quen dần; chúng tôi sẽ nói rõ thêm nội dung này.
Tuy vậy, chắc không thể đáp ứng đầy đủ; vì tục Tang Lễ mỗi miền có dị biệt khác nhau. Kính mong quý độc giả tiếp tục chỉ giáo.
                                                         
 

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Bia TRÙNG TU PHƯỢNG HOÀNG THỊ KIỀU BI



Phần Thứ Ba
Nội dung Văn bia: "Trùng tu Phượng Hoàng Thị Kiều bi"



B - Mặt sau bia:
Phần chữ Hán:
施本府市牛市爲三寳市

Bia TRÙNG TU PHƯỢNG HOÀNG THỊ KIỀU BI



Phần Thứ Hai
Nội dung Văn bia: "Trùng tu Phượng Hoàng Thị Kiều bi"
A- Mặt trước bia:

- Phần chữ Hán:

重修鳳市橋碑

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Bia TRÙNG TU PHƯỢNG HOÀNG THỊ KIỀU BI



Phần Thứ Nhất

Giới thiệu sơ lược về tấm bia
Trùng tu Phượng Hoàng Thị Kiều bi



Làng Duy Tinh có hai tấm bia đá cổ:
   1- Bia "Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh崇嚴延聖寺碑銘Bia dựng tại chùa năm 1118, ghi lại việc trùng tu chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và sự kiện vua Lý Nhân tông tuần du phương Nam, đã về làng Duy Tinh là lỵ sở của Trấn Thanh Hoa bấy giờ (Thanh Hóa ngày nay).
Bia cao 2,02 m, rộng 1,22 m trang trí đẹp, kiểu dây leo và rồng xoắn đời Lý. Bia đã được phục chế lại và làm lễ khánh thành ngày 1 - 8 - 2013
   2 - Bia “Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi” 重修鳳凰市橋碑Bia dựng năm 1628 tại Chợ Phủ, ghi lại việc bà Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Minh Thụy thời hậu Lê, đã có công trùng tu cầu Phượng Hoàng và chợ Tam Bảo.
Bia cao 1,62m rộng 1,02m, dày 0,2m. Thân Rùa chiều dài 1,74m, chiều rộng 1,52m, chiều dày 0,44m.

VĂN BIA CHÙA SÙNG NGHIÊM DIÊN THÁNH

Thác bản bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh của Viễn Đông Bác cổ Pháp trước 1945

Lời thưa: Tháng hai năm Bính Thân, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ bảy (1116), vua Lý Nhân Tông đi tuần Phương Nam, về Làng Duy Tinh là lỵ sở Châu Ái. Sau khi vua hồi cung, để phúc đáp ơn vua và chúc quốc vận trường tồn; Thông phán Chu công, người trị nhậm địa hạt Trấn Thanh Hóa, liền triệu tập bô lão trong làng Duy Tinh và các thuộc lại trong Trấn, quyết định trùng tu xây dựng lại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh. Dân làng Duy Tinh đã hăng hái tham gia đóng góp sức người, sức của cho việc xây lại chùa và làm bia. Sau hai năm trùng tu xây dựng, công trình đã hoàn thành.
Tấm bia dựng ngày 18 tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ chín (1118).
Bia cao 2,02 m, rộng 1,22 m trang trí đẹp, kiểu dây leo và rồng xoắn đời Lý. Bài Văn bia tựa đề là Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh do Thông thiền Hải chiếu đại sư, tứ tử thích PHÁP BẢO soạn lời.
Trải qua gần một ngàn năm, tấm bia đã bị phong sương làm mờ hết chữ, nhất là trong hai cuộc kháng chiến, bom đạn của Pháp và Mỹ đã làm sứt vỡ nhiều chỗ. Nhà chùa cũng như dân làng và phật tử không an lòng khi nhìn tấm bia như vậy. Ni sư trụ trì Thích Đàm Tâm với tấm lòng Phật lượng, lại được sự hằng tâm hằng sản của dân làng và thiện nam tín nữ khắp nơi công đức tiền của, phục chế bia.
Được sự giúp đỡ tận tình của Ban Văn Học Lý - Trần thuộc Viện Văn Học Việt Nam, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng cộng sự, đã thiết kế và tham gia chỉ đạo quá trình triển khai công trình.
Ngày 1 - 8 - 2013 chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh tổ chức Lễ khánh thành phục chế bia
Bài Văn bia đã được in trong Tập 1 cuốn Thơ Văn Lý Trần (Trang 368) xuất bản lần đầu năm 1977 của Nhà Xuất Bản KHXH
Chúng tôi giới thiệu Nội dung bài văn bia gồm cả ba phần: chữ Hán, Phiên âm, Dịch nghĩa để bạn đọc có điều kiện tìm hiểu về một Văn bia thời Lý, tại Làng cổ Duy tinh.
                                         Blogger Làng cổ Duy Tinh

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Người Việt tại Đức gửi thư ngỏ về Biển Đông tới Quốc hội Đức

Nguyên Đức/Berlin (Vietnam+) lúc : 13/06/15 10:11
 
Giáo sư Nguyễn Văn Thoại trao thư ngỏ cho ông Juergen Klimke để gửi tới Quốc hội Đức. (Ảnh: Nguyên Đức/Vietnam+)


Sáng 12/6, đoàn Ban chấp hành Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức do Chủ tịch Liên hiệp-giáo sư Nguyễn Văn Thoại và Chánh văn phòng Liên hiệp Vũ Quốc Nam dẫn đầu đã tới trụ sở Quốc hội Đức để trao thư ngỏ của người Việt tại Đức phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gửi các nghị sỹ Quốc hội Đức và đề nghị Quốc hội tiếp tục bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn trong vấn đề này.

Điêu khắc đá thời Lý ở Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh

chua_sung_nghiem_truoc_1975
09/11/2010 (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được tạo dựng trên vùng đất thuộc thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), bên dòng sông Ấu, cận kề cửa biển Lạch Trường. Chùa từng có nhiều tên khác nhau: Duy Tinh cổ tự (gọi theo tên làng), chùa Văn Lộc (theo tên xã)… song được biết đến nhiều hơn cả vẫn là tên gọi chùa Sùng Nghiêm. Sùng Nghiêm Diên Thánh cổ tự tọa lạc giữa vùng đồng bằng, trên con đường thiên lý Bắc - Nam, thuận lợi cho việc giao lưu đường bộ, đường sông và cả đường biển.

QUÊ CHA ĐẤT TỔ

                                                                                                                         Kỳ 2
                                                                                                Trích Hồi Ký Lê Trần Cảnh


Từ tỉnh lỵ Thanh Hóa, ngược phía Bắc theo đường quốc lộ số 1 về làng Duy Tinh - Chợ Phủ  khoảng hơn chục km. Ngày trước về làng Duy Tinh - Chợ Phủ thường qua cầu Sâng, cầu Hàm Rồng, cầu Tào Xuyên rồi rẽ phải vào tỉnh lộ số 5. Đi qua cầu Sài 2km nữa, đến Km số 9 là huyện lỵ Hậu Lộc, cũng là làng Duy Tinh - Chợ Phủ. Tỉnh lộ số 5 này, chạy qua giữa huyện Hậu Lộc đến phà Thắm là huyện Nga Sơn, Điền Hộ rồi qua Phát Diệm thuộc tỉnh Ninh Bình. Ngày nay tỉnh lộ số 5 đã được đổi thành quốc lộ số 10.

QUÊ CHA ĐẤT TỔ

                                                                                                      Kỳ 1


Hồi ký: LÊ TRẦN CẢNH
*
Lời thưa: Cụ Lê Trần Cảnh sinh năm 1932, là giáo viên PTTH dạy học ở huyện Hậu Lộc trên 30 năm. Sau giải phóng năm 1975, cụ nhận nhiệm vụ vào Thừa Thiên Huế dạy học cho đến khi nghỉ hưu. Hiện tại cụ nghỉ hưu tại Phú Bài - Thừa Thiên Huế. 
Xin trích giới thiệu một số đoạn trong Hồi ký của cụ viết về quê hương.

Quê tôi là làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu lộc tỉnh Thanh Hóa; tên thường gọi là làng Chợ Phủ. Trước năm 1945 là xã Duy Tinh, tổng Du Trường, huyện Hậu lộc.

Tuổi thơ tôi



Giã biệt tuổi thơ lên đường đánh giặc
Hòa bình rồi tôi lại phải xa quê
Đôi chân trần, bàn tay quen trận mạc
Để bắt đầu cuộc sống mới mưu sinh

Món ngon quê nhà


Bây giờ nghe nói: "Phi Cầu Sài - Phi tiến vua", ai cũng băn khoăn, liệu có thật không? Con phi loài nhuyễn thể tươi sống làm sao có thể mang ra tận Hanoi hoặc kinh thành Huế để tiến vua? Thời ấy làm gì có xe lạnh?
Xin thưa: "Phi Cầu Sài - Phi tiến vua" là có thật. Đó là vào thời Lê trung hưng thế kỷ thứ 16. Bấy giờ nhà hậu Lê suy yếu, nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê; Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, ông vào Thanh Hóa tái lập nhà hậu Lê, tạm thời lập kinh đô ở Thanh Hóa.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nội dung thuyết minh Video LÀNG CỔ DUY TINH KÍ SỰ



Đầu Video:
Dùng hình ảnh hoa hồng đang nở (hình động) sau nền chữ “LÀNG CỔ DUY TINH KÝ SỰ” tiếp là hình ảnh tiêu biểu của Làng: Chùa, Tượng Phật, Bia, Chợ, Cầu, Cây đa, Giếng nước, Tượng Lý Thường Kiệt…; kết hợp âm thanh: Nhạc dân tộc, chuông chùa, gà gáy sáng, tiếng cu gáy gợi về một làng quê Việt nam cổ kính.
Đề từ:
Kính tặng Làng cổ Duy Tinh
Quê hương yêu dấu của tôi.
Nguyễn Quý Phong – 2012

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Hoành phi - Câu đối thường dùng

Mộc bản thủy nguyên: Cây có gốc, nước có nguồn
        Đã có một thời, chúng ta phạm một sai lầm nghiêm trọng: ngộ nhận về việc bài trừ mê tín và chống phong kiến đế quốc. Sách vở, văn tự chữ Nho và chữ Pháp, đều bị đốt gần như hết cả, trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, những năm 1955 - 1956.
        Gia phả các dòng họ, phần lớn cũng theo mây khói. Nhiều nhà phá bỏ bàn thờ gia tiên, thậm chí không cúng giỗ. Nhà thờ Họ cũng hoang tàn, hủy hoại theo năm tháng.

Tâm sự tuổi già




Bài Tâm sự tuổi già này đã lan truyền từ khá lâu trên mạng. Hồi đầu có tên là "Hiểu Đời". Sau này là “Tâm Sự Tuổi Già. Thực sự đáng coi là một tác phẩm, không đơn thuần là một bài viết, là một bông hoa tươi thắm trong cuộc sống hiện đại.
Nhân NGÀY TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM 6/6, xin giới thiệu cùng quý vị

Tết Đoan Ngọ


Ngày mồng năm tháng năm Âm lịch, là Tết Đoan ngọ, còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan ngọ là chỉ thời điểm bắt đầu tết vào chính giữa trưa: 12 giờ.
Theo lịch cũ, ngày 5 tháng 5 là ngày hết xuân sang hạ.
Đây là khi thời tiết chuyển mùa nên hay có bệnh thời khí. Người xưa cho rằng cây cối có sâu bọ phá hoại; vậy con người cũng có “sâu bọ”(!) trong cơ thể, nhất là ở bộ phận tiêu hóa. Bởi vậy ăn các thứ chua, cay, chát (mận, cơm rượu...) vào để "giết sâu bọ"! Nên mới gọi là Tết giết sâu bọ!

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Cối xay lúa


Lâu lắm rồi không nghe tiếng xay lúa, nhưng đôi khi nghe tiếng xe chạy lại mường tượng ra cái âm thanh ù ù ùy ùy của cối xay lúa một thời.

Xưa kia, cái cối xay lúa dùng để biến hạt thóc thành ra hạt gạo, vì thế nó là vật dụng không thể nào thiếu được của người dân thôn quê. Bất đắc dĩ lắm mới phải đi xay nhờ hàng xóm, chẳng hạn như cối nhà bị hỏng mà chưa làm kịp.

Đôi điều về Video: “LÀNG CỔ DUY TINH KÝ SỰ”




Video “Làng cổ Duy Tinh ký sự”, với thời lượng 52 phút, giới thiệu những nét cơ bản về Lịch sử Làng Duy Tinh đã có hơn ngàn năm tuổi. Từng là lỵ sở của Tỉnh Thanh Hóa suốt 400 năm của 2 triều đại Lý Trần từ năm 1029 đến năm 1400. Nơi đây danh nhân LÝ THƯỜNG KIỆT đã ở, khi ông làm tổng trấn Thanh Hoa suốt 19 năm từ năm 1082 đến 1101 ông mới trở lại triều đình.